Hiện nay vấn đề đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề đang được mọi người quan tâm và áp dụng. Bất kì một giáo viên nào cũng cần có sự thay đổi, làm mới phương pháp dạy của mình. Hơn nữa đối với các môn xã hội nói chung và môn Ngữ văn nói riêng thì đang có xu hướng bị xem nhẹ bởi nhu cầu của xã hội đồng thời bởi tính đơn điệu của môn học, người dạy học. Ý thức được điều đó, bản thân tôi luôn quan tâm đến việc đổi mới phương pháp cũng như việc vận dụng các kĩ thuật dạy học phù hợp để giúp học sinh yêu thích môn Ngữ văn và từng bước góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Trong xu hướng đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay thì phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh là phương pháp được ngành giáo dục quan tâm và thúc đẩy sử dụng thường xuyên. Nếu phương pháp dạy học là cách thức, là con đường hoạt động chung của giáo viên và học sinh nhằm đạt tới mục đích dạy học thì kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của giáo viên trong các tình huống nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Trong đó kĩ thuật dạy học phòng tranh là một trong những kĩ thuật dạy học phát huy mạnh mẽ tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh.
Với mong muốn lan tỏa tinh thần đổi mới phương pháp dạy học đến tất cả các giáo viên trong tổ Văn- Sử- Địa- GDCD- Mĩ thuật, ngày 7/4/2021 bản thân tôi đã tiến hành tiết thao giảng ở lớp 9a1 qua văn bản “Những ngôi sao xa xôi” của tác giả Lê Minh Khuê. Trong quá trình dạy- học tôi đã vận dụng nhiều phương pháp mới, kĩ thuật mới… nhằm giúp học sinh chủ động, tích cực chiếm lĩnh tri thức.
Riêng phần hình thành kiến thức mới, tôi đã mạnh dạn sử dụng kĩ thuật dạy học phòng tranh, tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề học tập bằng cách trưng bày ý tưởng của nhóm xung quanh lớp học như một buổi triển lãm tranh thực sự. Để tiến hành, tôi chia lớp thành bốn nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu, nghiên cứu một nội dung kiến thức khác nhau, sau đó trình bày một cách sáng tạo qua “bức tranh” của mình. Cô và trò sẽ cùng xem “triển lãm” , cùng đưa ra ý kiến nhận xét, bình luận hoặc bổ sung. Cuối cùng tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìm ra phương án tối ưu, giáo viên chốt lại nội dung kiến thức để học sinh ghi nhận thành bài học.
Hiện nay vấn đề đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề đang được mọi người quan tâm và áp dụng. Bất kì một giáo viên nào cũng cần có sự thay đổi, làm mới phương pháp dạy của mình. Hơn nữa đối với các môn xã hội nói chung và môn Ngữ văn nói riêng thì đang có xu hướng bị xem nhẹ bởi nhu cầu của xã hội đồng thời bởi tính đơn điệu của môn học, người dạy học. Ý thức được điều đó, bản thân tôi luôn quan tâm đến việc đổi mới phương pháp cũng như việc vận dụng các kĩ thuật dạy học phù hợp để giúp học sinh yêu thích môn Ngữ văn và từng bước góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Trong xu hướng đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay thì phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh là phương pháp được ngành giáo dục quan tâm và thúc đẩy sử dụng thường xuyên. Nếu phương pháp dạy học là cách thức, là con đường hoạt động chung của giáo viên và học sinh nhằm đạt tới mục đích dạy học thì kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của giáo viên trong các tình huống nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Trong đó kĩ thuật dạy học phòng tranh là một trong những kĩ thuật dạy học phát huy mạnh mẽ tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh.
Với mong muốn lan tỏa tinh thần đổi mới phương pháp dạy học đến tất cả các giáo viên trong tổ Văn- Sử- Địa- GDCD- Mĩ thuật, ngày 7/4/2021 bản thân tôi đã tiến hành tiết thao giảng ở lớp 9a1 qua văn bản “Những ngôi sao xa xôi” của tác giả Lê Minh Khuê. Trong quá trình dạy- học tôi đã vận dụng nhiều phương pháp mới, kĩ thuật mới… nhằm giúp học sinh chủ động, tích cực chiếm lĩnh tri thức.
Riêng phần hình thành kiến thức mới, tôi đã mạnh dạn sử dụng kĩ thuật dạy học phòng tranh, tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề học tập bằng cách trưng bày ý tưởng của nhóm xung quanh lớp học như một buổi triển lãm tranh thực sự. Để tiến hành, tôi chia lớp thành bốn nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu, nghiên cứu một nội dung kiến thức khác nhau, sau đó trình bày một cách sáng tạo qua “bức tranh” của mình. Cô và trò sẽ cùng xem “triển lãm” , cùng đưa ra ý kiến nhận xét, bình luận hoặc bổ sung. Cuối cùng tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìm ra phương án tối ưu, giáo viên chốt lại nội dung kiến thức để học sinh ghi nhận thành bài học.
Hoạt động nhóm
Hoạt động nhóm
Trong quá trình sử dụng kĩ thuật dạy học phòng tranh, để nâng cao tính hiệu quả, tôi đã giao nhiệm vụ cho học sinh khi đi xem “ triển lãm”, nhằm tránh tình trạng các em chỉ lướt qua nhìn tranh chứ không đọc kỹ. Tôi yêu cầu học sinh sau khi xem tranh phải có nhận xét đánh giá. Điều này sẽ giúp thu hút học sinh vào việc nhận xét đánh giá ưu điểm khuyết điểm kết quả thực hiện của nhóm khác. Nhờ đó cũng làm giảm bớt nhiệm vụ của giáo viên trong phần kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện “bức tranh” của các nhóm, làm tăng tính khách quan công bằng trong đánh giá.
Theo quan sát, việc sử dụng kĩ thuật dạy học phòng tranh đã tạo không khí học tập thoải mái, sinh động nhưng vẫn hiệu quả. Người học sẽ được tạo cơ hội để giao tiếp, thể hiện quan điểm riêng, rèn khả năng thuyết trình, bồi đắp sự tự tin… Đặc biệt, khi xem tranh, được giáo viên nhận xét tại chỗ, học sinh sẽ có cơ hội học và chỉnh sửa các lỗi sai ngay tại chỗ, giúp các em ghi nhớ thông tin kiến thức nhanh và lâu hơn so với nghe và đọc trong cùng một thời gian.
Tóm lại kĩ thuật dạy học phòng tranh là một trong những kĩ thuật dạy học tích cực giúp phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh. Tùy theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể giáo viên có thể vận dụng một cách phù hợp, linh hoạt để tạo hứng thú cho người học thì hiệu quả tiết dạy sẽ ngày càng nâng cao.
Tác giả: Phan Thị Cẩm Nhung