MỘT VÀI GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH VÀO MÔN ĐỊA LÍ TẠI TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU

Giáo dục quốc phòng an ninh nhằm xây dựng, phát triển tư duy, bồi dưỡng phát triển kỹ năng sống, nhân cách con người Việt Nam, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và tự tôn đối với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. Vì vậy để đạt được mục đích và yêu cầu của tích hợp giáo dục quốc phòng và an ninh, giáo viên cần thực hiện một số giải pháp sau:

  1. Xây dựng kế hoạch dạy học:

– Dựa theo kế hoạch năm học của nhà trường, bản thân phải xây dựng lại phân phối chương trình của môn học có quy định nội dung tích hợp giáo dục quốc phòng an ninh, các nội dung tích hợp giáo dục khác, trình BGH phê duyệt.

Ví dụ: Một đoạn phân phối chương trình của môn Địa lí 7 như sau:

 

Tuần Tiết Tên bài dạy

(Nội dung dạy-Chủ đề bài học)

Ghi chú
1 1 Bài 1. Dân số.

(Mục 3. Sự bùng nổ dân số: Giảm tải từ dòng 9 đến dòng 12 “Quan sát….Tại sao?)

Giáo dục môi trường (bộ phận)
2 Bài 2. Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới.  
2 3 Bài 3. Quần cư. Đô thị hóa. Giáo dục môi trường (liên hệ)
4 Bài 4. Thực hành: Phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi. (Câu 2; Câu 3).  
3 5 Bài 5. Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm.

(Câu hỏi 4 phần câu hỏi và bài tập không yêu cầu HS làm)

Soạn theo tiến trình dạy học mới.
6 Bài 6. Môi trường nhiệt đới. Giáo dục môi trường (bộ phận)
4 7 Bài 7. Môi trường nhiệt đới gió mùa.  
8 Bai 9. Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng .
5 9 Bài 10. Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên và môi trường ở đới nóng Giáo dục quốc phòng và an ninh
10 Bài 11. Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng Giáo dục môi trường (bộ phận). Giáo dục quốc phòng và an ninh
6 11 Bài 12. Thực hành: Nhận biết đặc điểm môi trường đới nóng. (Câu 1; câu 4).  
12 Ôn tập.  
7 13 Kiểm tra viết 1 tiết.  
14 Bài 13. Môi trường đới ôn hòa.  
8 15 Bài 14. Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới ôn hòa.  
16 Bài 15. Hoạt động sản xuất công nghiệp ở đới ôn hòa.  
9 17 Bài 16. Đô thị hóa ở đới ôn hòa.  
18 Bài 17. Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa. Giáo dục môi trường (Toàn phần). Giáo dục quốc phòng và an ninh
 

10

 

 

19 Bài 18 Thực hành: Nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hòa. (Câu 1; nhận xét và giải thích câu 3).  
20 Môi trường hoang mạc.  
  1. Xây dựng kế hoạch tích hợp giáo dục quốc phòng an ninh:

Theo Thông tư 01/2017/TT-BGDĐT ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học và trung học cơ sở thì chỉ có tên bài học và nội dung tích hợp giáo dục quốc phòng và an ninh. Do đó trong quá trình soạn bài giảng giáo viên hay quên, bỏ sót nội dung tích hợp hoặc không chủ động lựa chọn nội dung, phương pháp, kĩ thuật dạy học tích hợp, đặc biệt là xác định mức độ tích hợp  để vừa đạt hiệu quả mục tiêu tích hợp và phù hợp với bài học, vừa sức với học sinh. Xuất phát từ yêu cầu đó, bản thân ngay từ đầu năm học đã xây dựng kế hoạch tích hợp giáo dục quốc phòng và an ninh vào môn Địa lí cụ thể như sau:

 

Stt Tên bài Khối Địa chỉ tích hợp Nội dung tích hợp Phương pháp/kĩ thuật/Mức độ tích hợp Ghi chú
1 Bài 3. Tỉ lệ bản đồ 6 1. Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ – Giới thiệu bản đồ hành chính Việt Nam và khẳng định chủ quyền của Việt Nam với Biển Đông và 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

– Dựa vào tỉ lệ bản đồ, tính khoảng cách theo đường chim bay từ 2 quần đảo đến đất liền.

– Mức độ: Liên hệ.

– Trực quan, cặp đôi, động não.

 
2 Bài 4. Phương hướng trên bản đồ, kinh độ, vĩ độ và toạn độ địa lí 6 1. Phương hướng trên bản đồ.

2. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí

– Giới thiệu bản đồ hành chính Việt Nam và khẳng định chủ quyền của Việt Nam với Biển Đông và 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

– Xác định phương hướng của 2 quần đảo.

– Xác định tọa độ của các đảo.

– Mức độ: Toàn phần.

– Hoạt động nhóm, trực quan, tư duy tổng hợp.

 
3 Bài 5. Kí hiệu bản đồ 6 1. Các loại kí hiệu bản đồ – Giới thiệu bản đồ hành chính Việt Nam và khẳng định chủ quyền của Việt Nam với Biển Đông và 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

– Các cách kí hiệu đảo, quần đảo.

– Mức độ: Liên hệ.

– Trực quan, cả lớp.

 
4 Bài 10. Dân số và sức ép của dân số tới tài nguyên môi trường ở đới nóng. 7 1. Dân số – Ví dụ về sự gia tăng dân số có ảnh hưởng đến đời sống, vật chất và môi trường tại một số thành phố lớn nước ta.

– Hình ảnh khu nhà ổ chuột TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ.

– Mức độ: Liên hệ.

– Tranh ảnh, cả lớp.

 
5 Bài 11. Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng. 7 2. Đô thị hóa – Ví dụ để chứng minh sự bùng nổ đô thị làm gia tăng các tệ nạn xã hội, từ đó phá vỡ môi trường tự nhiên và xã hội. – Mức độ: Liên hệ.

– Tranh ảnh, cả lớp.

 
6 Bài 17. Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa. 7 1. Ô nhiêm không khí.

2. Ô nhiễm nước

– Ví dụ để giải thích nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường. – Mức độ: Toàn phần.

– Trực quan, nhóm, đàm thoại gợi mỡ, liên hệ thực tế.

 

 
7 Bài 14. Vùng biển Việt Nam 8 1. Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam.

2. Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Việt Nam

– Những cơ sở pháp lí của nhà nước ta để khẳng định chủ quyền của Việt Nam  đối với Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. – Mức độ: Toàn phần.

– Sưu tầm tài liệu, trực quan, cả lớp.

 
8 Bài 27. Thực hành đọc bản đồ Việt Nam. 8 Bài tập 1 Giới thiệu các mốc chủ quyền chủ yếu trên đất liền và biển, đảo.

– Giới thiệu cột mốc chính 232 ở cửa khẩu Dinh Bà (Tân Hồng)

– Mức độ: Liên hệ.

– Tranh ảnh, cả lớp, dự án (tìm hiểu vị trí của các cột mốc thuộc tỉnh Đồng Tháp).

 
9 Bài 14. Giao thông vận tải và Bưu chính viễn thông.

 

9 1. Giao thông vận tải.

2. Bưu chính viễn thông.

Ví dụ về giao thông vận tải và bưu chính viễn thông gắn với quốc phòng và an ninh.

– Giới thiệu các con đường chiến lược trong cuộc kháng chiến.

– Ý nghĩa của hệ thống giao thông vận tải hiện nay.

– Ý nghĩa của Bưu chính viễn thông.

– Mức độ: Toàn phần.

– Tranh ảnh, lược đồ, nhóm, đàm thoại gợi mỡ.

 
  Bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo. 9 I. Biển và đảo Việt Nam.

II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển.

1.Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.

2. Du lịch biển – đảo.

– Ví dụ để chứng minh phát triển kinh tế gắn với nhiệm vụ quốc phòng và an ninh biển.

– Ví dụ về hoạt động kinh tế biển. Các hoạt động quốc phòng và an ninh biển.

– Mức độ: Toàn phần.

– Tranh ảnh, cả lớp/ nhóm,giải quyết vấn đề.

 
  Bài 39. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo (tt). 9 3. Khai thác và chế biến khoáng sản biển.

4. Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển.

– Ví dụ để chứng minh phát triển kinh tế gắn với nhiệm vụ quốc phòng và an ninh biển.

– Ví dụ về hoạt động kinh tế biển. Các hoạt động quốc phòng và an ninh biển.

– Mức độ: Toàn phần.

– Tranh ảnh, cả lớp/ nhóm,giải quyết vấn đề.

 
  Bài 40. Đánh giá tiềm năng kinh tế biển của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí. 9 Mục 1. Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ – Ví dụ các hoạt động kinh tế và an ninh quốc phòng ở các đảo. – Mức độ: Bộ phận.

– Tranh ảnh, cả lớp.

 
  1. Thiết kế bài giảng tích hợp giáo dục quốc phòng an ninh:

Đây là bước quan trọng, giáo viên phải thường xuyên bám sát kế hoạch dạy học, kế hoạch tích hợp giáo dục quốc phòng an ninh để không bỏ sót bài có yêu cầu tích hợp, nghiên cứu cách tích hợp để thiết kế thành bài giảng. Đăng ký thực hiện chuyên đề giảng dạy tích hợp giáo dục quốc phòng và an ninh, chia sẽ cách thực hiện để cùng với đồng nghiệp, tổ bộ môn thực hiện ngày một tốt hơn mục tiêu của môn học.

  1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy quốc phòng và an ninh.

– Đây là một giải pháp quan trọng trong giáo dục quốc phòng và an ninh, vì thiết bị dạy học của nhà trường cơ bản là các bản đồ và một vài tranh ảnh để phục vụ tiết dạy. Do đó để làm phong phú hơn giáo viên phải ứng dụng công nghệ thông tin, giảng dạy bằng bài giảng điện tử, tìm kiếm tài nguyên phục vụ bài giảng. Học sinh tích cực hoạt động hơn, tự lĩnh hội kiến thức về quốc phòng và an ninh.

– Tuy nhiên giáo viên cần lưu ý nguồn của các loại tài nguyên. Nguồn phải là những trang báo chính thống của Đảng và Nhà nước ta và bằng chuyên môn nghiệp vụ chúng ta phải xác định những tài liệu, hình ảnh cần tích hợp giảng dạy có phù hợp với từng độ tuổi của học sinh không nhằm đem lại lợi ích giáo dục học sinh. Chia sẽ cùng đồng nghiệp, tổ bộ môn những tài nguyên có liên quan đến tích hợp giáo dục quốc phòng và an ninh.

– Ví dụ: Một trang tích hợp quốc phòng và an ninh – bài 40. Đánh giá tiềm năng kinh tế biển của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí.

h1

Nguồn từ tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương.

  1. Kiểm tra đánh giá học sinh trong giảng dạy tích hợp Quốc phòng và an ninh:

– Tùy vào từng giai đoạn, giáo viên xây dựng bộ đề để kiểm tra sự nhận thức của học sinh về quốc phòng và an ninh để đánh giá và điều chỉnh phương pháp tích hợp. Hình thức kiểm tra chủ yếu là trắc nghiệm và lồng ghép với các nội dung học tập khác, tỉ lệ thường là 10%. Kết hợp với điểm số qua các lần kiểm tra, học sinh mới ý thức tốt hơn việc học tích hợp quốc phòng và an ninh, đồng thời giáo viên cũng điều chỉnh được phương pháp tích hợp của mình để đạt được mục tiêu theo Thông tư 01/2017/TT-BGDĐT ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra.

Tác giả: Dương Bảo Sén